Đừng bao giờ đợi đến một ngày nào đó rồi mới bộc lộ tấm lòng của mình, bởi có những chuyện nếu không làm hàng ngày, không làm từ bây giờ thì sẽ là quá muộn với chính bố mẹ chúng ta!
Cuối tuần này chính là rằm tháng bảy và cũng là lễ Vu Lan – ngày để
những đứa con như chúng ta thể hiện tấm lòng biết ơn, báo hiếu cha mẹ.
Ngày lễ ấm cúng này là một nét văn hóa đẹp không chỉ của người Việt mà
còn của các nước phương đông nói chung để bày tỏ những tình cảm chân
thành nhất dành cho đấng sinh thành. Thế nhưng, đừng bao giờ đợi đến một
ngày nào đó rồi mới bộc lộ tấm lòng của mình, bởi có những chuyện nếu
không làm hàng ngày, không làm từ bây giờ thì sẽ là quá muộn với chính
bố mẹ chúng ta!
1. Hãy về nhà ăn cơm!
Những
bữa cơm nhà là khoảng thời gian quây quần, sum vầy đủ đầy với gia đình.
Đó là khi bố mẹ, anh chị em tụ họp bên mâm cơm sau khi học hành và làm
việc. Là lúc bản thân cảm thấy mọi thứ mệt mỏi có thể được xua tan khi
được ăn những món ngon, hợp khẩu vị do chính mẹ nấu; được nghe những mẩu
chuyện cỏn con từ các thành viên và cùng nhau chia sẻ.
Xã
hội bận rộn hơn, cuộc sống gấp gáp hơn, mỗi người một việc, một khung
giờ riêng, có những khi người trong nhà còn khó để gặp mặt nhau thì
những bữa cơm hiếm hoi đủ người sẽ thật quý giá! Thế nên, hãy cố gắng về
nhà ăn cơm, để được ngồi bên bố mẹ, được gắp cho món này món khác, hỏi
nọ hỏi kia… Đó không chỉ đơn giản là bữa ăn, nó là một thứ gắn bó rất
đơn sơ, giản dị, mà khi có lỡ xa nhà hay phát chán với thức ăn nhanh,
cơm hàng quán chợ, bạn mới biết nó quý giá ra sao.
2. Nói cảm ơn và xin lỗi
Những
mối quan hệ càng ruột thịt và thân thiết lại dễ khiến chúng ta phớt lờ
đi lễ nghĩa đáng ra phải có. Ví như chuyện hãy nói cảm ơn và xin lỗi với
chính bố mẹ mình. Bố mẹ nào cũng thương yêu và đầy bao dung, chẳng ai
chấp nhặt con cái vì những chuyện nhỏ nhen, vun vặt.
Thế
nhưng, đừng tự “dung túng” mình trong tình yêu thiêng liêng ấy. Khi
nhận được sự giúp đỡ, chúng ta hãy cảm ơn và nếu lỡ làm sai, phải biết
nói câu xin lỗi. Nhiều người nghĩ thế này có phải rất khách sáo và câu
nệ hay chăng? Chắc chắn là không, vì đây chỉ là cử chỉ thể hiện bạn rất
tôn trọng bố mẹ mình mà thôi.
3. Yêu thương chủ động
Dù
trong mắt những đấng sinh thành, con cái luôn bé nhỏ và cần được chở
che. Thế nhưng, chúng ta không thể ngồi yên và đón nhận thứ tình cảm cao
đẹp ấy mãi. Hãy chủ động bày tỏ thương yêu với bố mẹ mình!
Nhấc
máy gọi điện về nhà trước khi bố mẹ hỏi thăm nếu ở xa; cố gắng ở cạnh
bố mẹ nhiều hơn; đỡ đần những công việc cho gia đình dù là to hay nhỏ;
những món quà bất ngờ; những thành tích đạt mình đã đạt được… Nghe thì
tưởng chừng rất dễ, song không phải ai cũng làm được đâu!
4. Nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn
Khoảng
cách giữa người với người ngày càng xa, kể cả tình máu mủ ruột rà cũng
không nằm trong ngoại lệ. Nó không chỉ đơn giản là khoảng cách về thế
hệ, mà còn là những lỗ hổng li ti trong việc quan tâm, săn sóc và yêu
thương lẫn nhau.
Thế nên, là con cái, chúng ta
hãy nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn. Có những người có thể thoải mái tâm
sự, tán gẫu với bạn bè, thậm chí là người lạ chẳng quen, nhưng lúc về
nhà lại… im thin thít. Lý do là vì chẳng biết phải nói gì, gia đình
chúng tớ đều khắc khẩu,… Nhưng đã sống dưới một mái nhà mà không thể cởi
mở, luôn luôn khép mình, thì có “tròn” tiếng gia đình hay không? Chúng
ta có thế tiếp xúc với máy tính hàng tiếng đồng hồ, nhưng chẳng thể nói
chuyện với bố mẹ được 10 phút, có phải quá có lỗi không?
5. Đừng yêu thương trên mạng xã hội
Mạng
xã hội cũng là một phương tiện để bày tỏ cảm xúc và lòng biết ơn, nhưng
đừng phụ thuộc hoàn toàn vào nó! Vì bố mẹ, có phải ai cũng đọc được
những dòng đó đâu? Cũng đừng đợi tới dịp mới bất giác nhớ về người đã
cho mình cuộc sống, bởi lẽ sự vô tâm dằn vặt nhất chính là khi hờ hững
với gia đình mình!
Hãy yêu trực tiếp và thương
bố mẹ từ những thứ nhỏ nhất hàng ngày. Vì mọi câu nói ngọt ngào đều sẽ
giá trị hơn khi trở thành những việc làm chân thật. Bố mẹ chỉ có một, và
thời gian vẫn cứ thế trôi đi. Đừng để đến lúc quá muộn, mới ăn năn về
những thứ lẽ ra nên làm…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét