Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

"Há hốc mồm" trước kĩ xảo điện ảnh sử dụng mô hình

chúng ta cùng tìm hiểu một kĩ xảo điện ảnh “kinh điển” thường được áp dụng cho những bộ phim “bom tấn” nhiều thập kỉ trước, đó là kĩ xảo điện ảnh dựng mô hình thật.

Một mô hình y như thật đang được tạo dựng.

Ngày nay, với sự trợ giúp của máy tính, các kĩ xảo đã được “nâng cấp” lên tầm cao mới, cho hiệu ứng thật hơn rất nhiều. Rất nhiều bộ phim có hiệu ứng thật đến mức không thể nhận ra bởi đội ngũ về kĩ thuật máy tính và chương trình đồ họa 3D ngày càng tài giỏi và sáng tạo.

Tuy nhiên, trước khi máy tính phát triển, người ta vẫn thường dựng các mô hình lên và đưa ống kính để quay cận cảnh. Bạn có thể tưởng tượng rằng nếu cần cảnh một tòa nhà cao tầng bốc cháy, người ta sẽ tạo một mô hình giống y như tòa nhà thật, rồi sử dụng góc độ camera, ánh sáng để quay cảnh mô hình bốc cháy đó.

Đây là cách khá tốn kém vì phải cần chi ra rất nhiều tiền và công sức để có thể tạo một mô hình y như thật. Với các cảnh cháy nổ, người ta buộc phải phá hủy mô hình này ngay sau đó bằng thuốc nổ loại nhỏ cùng các dây dẫn xăng, được quản lí thông qua một bộ điều khiển từ xa...






Những rặng san hô dưới đáy đại dương thực chất chỉ là một mô hình thu nhỏ.


Những khe băng nứt được "hư cấu" từ cát.


Những cảnh như thế này không chỉ được làm cho phim mà trong nhiếp ảnh cũng ứng dụng khá nhiều.


Cực quang thực chất được tạo từ đèn màu.


Những cánh đồng cỏ bát ngát...


...hay một căn cứ quân sự...


...và cả trên mặt trăng cũng được dựng hình. Sau đó, người ta chỉ cần ghép thêm người vào khung cảnh sao cho hợp lí.


Khung cảnh nên thơ lãng mạn này không chỉ dùng cho phim mà nhiếp ảnh cũng có thể hoàn toàn ứng dụng.


Những mô hình để thực hiện kĩ xảo kiểu này là cực kì tốn kém nhưng bị hủy hoại sau đó. Ví dụ như với khung cảnh lốc xoáy này, khi được ghi hình, người ta sẽ dùng các tác động bên ngoài để phá hủy nó sao cho cảnh quay sống động nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét