Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

'Kiên trì nhưng không hiệu quả chẳng khác gì phá hoại'

Một kẻ chẳng bao giờ động vào cuốn sách mà chỉ ăn và ngủ thì khó có thể giỏi giang. Thế nhưng, chăm chỉ một cách mù quáng bằng cách học hết cuốn sách để giỏi thì nên xem lại.

Tôi biết đến "Quy tắc 10.000 giờ" trong cuốn sách "Những kẻ xuất chúng - Outliers" của Malcolm Gladwell. Quy tắc đó chỉ ra rằng: "10.000 giờ đồng hồ luyện tập là đòi hỏi bắt buộc để đạt được cấp độ tinh thông và khả năng trở thành một chuyên gia đẳng cấp thế giới trong bất kỳ lĩnh vực nào". Quả thật, sự kiên trì luyện tập là một trong những yếu tố cốt lõi có thể tạo ra được thành công.

Có khá nhiều câu chuyện được người ta kể để minh chứng cho điều đó, Cristiano Ronaldo là nhân vật điển hình nhất. Cựu cầu thủ số 7 của Manchester United đã phải kiên trì mỗi sáng hơn để tập được 3.000 cơ bụng và tập luyện gian khổ với trái bóng hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong nhiều năm. Nhờ vậy, anh mới có được cơ thể săn chắc và kỹ thuật đá bóng điêu luyện của một siêu sao như ngày nay.

Hay như câu chuyện về nhà tỷ phú nổi tiếng Bill Gates. Vào năm 1968, Bill Gates đã gần như sống trong phòng máy tính. Ông và những người khác bắt đầu tự dạy cho mình cách sử dụng thiết bị mới mẻ này.

Trong vòng 7 tháng (năm 1971), Gates và nhóm bạn của ông đã sử dụng máy tính suốt 1.575 giờ đồng hồ. Nếu tính trung bình, sẽ là 8 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần, ông miệt mài trên những chiếc máy tính và bó mạch điện tử. Để rồi khi bước sang tuổi 20, ông đã tự sáng lập ra công ty Microsoft lớn mạnh.

Những nhân vật trên thực sự là điển hình rất hay cho quy tắc 10.000 giờ, nhưng... đó chỉ là câu chuyện người ta kể về người thành công để làm minh chứng cho điều họ nói. Với tôi, thành công đôi khi không phải cứ xuất phát từ việc chăm chỉ luyện tập. Kiên trì nhưng theo một cách thức không hiệu quả, sẽ chẳng khác gì kẻ: "Ngu+nhiệt tình = phá hoại" vậy.


Không phải cứ chăm chỉ là sẽ thành công.

Hồi còn đi học, ba mẹ tôi và cả thầy cô đều nhắc đi, nhắc lại câu nói: "Muốn giỏi phải chăm chỉ học hành". Điều này là đúng, nhưng chưa đủ. Tất nhiên, tôi đồng ý rằng sự chăm chỉ là yếu tố cần thiết để có thể học giỏi. Một kẻ chẳng bao giờ động vào cuốn sách mà chỉ ăn và ngủ thì khó có thể giỏi giang. Thế nhưng, chăm chỉ một cách mù quáng bằng cách học hết cuốn sách để giỏi thì nên xem lại.

Đã qua cái thời cần cù, chăm chỉ, siêng năng, cũng chẳng phải là thời đại của cơ bắp nữa, nó là thời của trí tuệ chất xám lên ngôi. Chăm chỉ một cách thông minh khi chỉ tìm kiếm những thứ ta cần và đáp ứng nó sẽ giúp ta chẳng phải tốn nhiều thời gian và sức lực mà vẫn có thể giỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét