1. Lập một ngân sách chi tiêu hàng tháng
Bạn sẽ làm tốt hơn nếu bạn biết mình có bao nhiêu tiền và hạn mức cho những thứ bạn muốn chi tiêu. Có thể lập bảng giấy, sử dụng công cụ trực tuyến hoặc một bảng tính.
Bạn cần phải học cách sống trong khả năng của mình và có thể tiêu đúng với số tiền có trong ngân sách của mình.
2. Vay mượn càng ít càng tốt
Có thể coi vốn vay của sinh viên chính là học phí, sách vở và các chi phí sinh hoạt cơ bản, ngoại trừ quần áo và ăn uống.
Andrea Woroch, một chuyên gia tài chính tiêu dùng tại California nói, ngay bây giờ các bạn có thể sử dụng nguồn vay hỗ trợ sinh viên để đi du lịch, nhưng nên nhớ một điều, bạn sẽ phải tiếp tục chi trả cho những năm sau.
“Bạn không muốn là một trong những sinh viên tốt nghiệp với một khoản nợ lớn, hãy thảo luận kỹ càng về những khoản vay trước khi ký kết." Woroch nói.
“Chỉ là bạn có thể vay, nhưng không có nghĩa là bạn nên vay, và vay để dành cho việc mua sắm là một ý tưởng tồi”.
3. Học hành nghiêm túc
Những gì bạn học và người mà bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn trong nhiều năm tới. Những mối quan hệ bạn có được ở trường đại học là những người bạn sẽ duy trì liên lạc trong suốt cuộc đời của bạn.
Nhưng nếu không chăm chỉ đến lớp học, bạn có nguy cơ bị trì hoãn việc tốt nghiệp, và bố mẹ bạn sẽ phải mất thêm khá nhiều tiền nếu bạn bị học lại, thi lại hay học thêm để có thể ra được trường.
4. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tài khoản
Bố mẹ bạn cũng có thể kiểm tra tài khoản của bạn, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra tài khoản của mình để tránh việc bị tiêu hụt mất tiền hoặc chi tiêu tốn kém.
Tất nhiên, bạn chỉ có thể chia sẻ thông tin tài khoản thông qua các ứng dụng, email và các thông báo giám sát với bố mẹ mình, không nên chia sẻ mật khẩu, mã pin với các bạn cùng phòng và những người dẫu bạn cho là quan trọng.
5. Sử dụng thẻ tín dụng một cách tiết kiệm
Chúng ta có thể lập một tài khoản tiết kiệm nếu chúng ta có một công việc ổn định hoặc dựa trên sự ủy quyền của cha mẹ.
Đây cũng là một cách tốt để các bạn có thể chi tiêu một cách hợp lý và biết tiết kiệm chi tiêu vào những khoản cần thiết.
Giá một cuốn sách là rất đắt, thuê, mượn hoặc chia sẻ với bạn bè
6. Mua sắm thông minh
Bạn không nhất thiết phải chi quá nhiều tiền chỉ để trang trí mới cho một phòng ký túc xá hoặc phòng trọ. Việc lựa chọn những đồ nội thất đơn giản và giá rẻ sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí lớn.
Bạn cũng không nhất thiết phải mua quần áo hàng hiệu hay mỹ phẩm đắt tiền. Cần phải trở thành một người mua sắm thông minh.
Ngoài ra, việc lựa sách và mua sách cũng là một trong những vấn đề cần chú ý để tiết kiệm chi phí. Đừng bao giờ mua sách khi không cần thiết hoặc chưa biết có cần thiết cho việc học của mình hay không.
Mua sách photo, mua sách cũ, thuê hoặc mượn sách ở thư viện, chia sẻ với bạn bè thì chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.
Chú ý, sách mua là để đọc chứ không phải để xếp giá cho đẹp.
7. Tìm công việc bán thời gian
Nhiều bậc phụ huynh không muốn con cái mình làm việc khi đang đi học, tuy nhiên họ không biết rằng ngoài thời gian học trên lớp, con họ có khá nhiều thời gian dư thừa.
Vì vậy, làm thêm việc part time 10h/tuần là một sự lựa chọn tốt cho bất kỳ sinh viên nào, vừa có thêm kinh nghiệm cuộc sống, vừa có thêm một khoản thu nhập hỗ trợ cho cuộc sống.
8. Học nấu ăn, giữ quần áo
Như đã nói ở trên, chúng ta thường mất rất nhiều tiền cho việc ăn uống và không thống kê được. Như vậy, nếu tự nấu ăn, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền cực lớn.
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách giữ gìn quần áo để chúng luôn mới, đẹp và bền cũng là một trong những cách tiết kiệm tiền (tránh phải mua quần áo thường xuyên).
Vì vậy, bất kỳ ai cũng nên học những điều này trước khi rời khỏi nhà để đi học xa.
Nguồn: Businessinsider.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét